Part 2 : Hỏi đáp
Tip làm bài - 27/04/2021
Phương pháp làm Part 2: Để làm tốt Part 2, bạn nên chú ý:
- Chú ý lắng nghe từ đầu tiên của câu hỏi để biết được đó là câu hỏi dạng nào:
- Hỏi thông tin: là những câu hỏi bắt đầu bằng wh: What (cái gì)? where (ở đâu)? when (khi nào)? How (như thế nào)? Who (ai)?
- Câu hỏi dạng yes/no: Do, does, did, are, is, can, could, …
- Câu hỏi đuôi.
- Trong câu hỏi mà có “or” yêu cầu sự lựa chọn thì câu trả lời không bao giờ có “yes/no”.
- Thỉnh thoảng bạn sẽ nghe thấy một câu nói mà không phải câu hỏi nhưng vẫn cần có câu trả lời.
Tổng quan:
Part 2 gồm 25 câu hỏi (từ câu 7 – 31), trong mỗi câu bạn sẽ được nghe một câu hỏi hoặc một câu nói và 3 câu trả lời (đáp án A, B, C).
Tất cả chỉ được đọc một lần và không in trong đề thi. Bạn cần chọn một đáp phù hợp nhất cho câu hỏi và đánh dấu vào trong phiếu trả lời.
Phân bổ thời gian làm bài:
Bước 1: Nghe một câu hỏi hoặc một câu nói.
Bước 2: Nghe tiếp 3 câu trả lời/hồi đáp lại câu trên (tương ứng với 3 lựa chọn A, B, C).
Bước 3: Chọn một câu hồi đáp phù hợp nhất cho câu hỏi.
Bước 4: Dùng 5s nghỉ giữa 2 câu để chuẩn bị cho câu tiếp theo.
Mẹo thi TOEIC Part2 #1: Lắng nghe thật kĩ từ hỏi trong bài nghe
Khi nghe một câu hỏi, bạn phải nắm bắt nhanh từ để hỏi trong câu là gì?
- When: hỏi về thời gian;
- Who: hỏi về người;
- Where: hỏi về nơi chốn;
- How: hỏi về cách thức;
- What: hỏi về đồ vặt, sự việc …;
- Do, does, did, are, is, can, could … : câu hỏi dạng yes/no.
⇒ Điều này sẽ giúp bạn có thể đoán được câu trả lời tốt hơn trong tình huống bạn không nghe được toàn bộ câu hỏi.
Lưu ý: Bạn sẽ phải nhớ cả câu hỏi lẫn 3 lựa chọn. Vì vậy, sau khi đã nắm bắt được ý của câu hỏi hỏi về việc gì, khi các lựa chọn được đọc lên, nếu lựa chọn nào thấy sai thì quên ngay và tập trung nghe lựa chọn tiếp theo. Không nên mải mê lo nhớ đáp án cũ mà quên việc nghe đáp án mới bạn nhé.
Trong tình huống bạn không nghe được toàn bộ câu hỏi thì phần tổng hợp các cấu trúc trả lời câu hỏi sau đây sẽ giúp bạn đoán được câu trả lời tốt hơn.
1.1 Cấu trúc trả lời với câu hỏi When?
- Cụm thời gian + ago: when did you finish the homework?–> 2 day ago
- When + động từ ở dạng quá khứ đơn: when did you start studying English? –> When I was 5 years old
- Giới từ (in, on, at…) + thời gian ở dạng tương lai: When are you going on holiday? –> On Friday
- When + động từ ở dạng hiện tại đơn: When are you going to come to the office? –> When he arrives
- Not until + thời gian ở dạng tương lai: When is the project expected to be finished? –> Not until next year
1.2 Cấu trúc trả lời với câu hỏi where?
- Giới từ (in, on, at …) + place: Where are you going to spend your vacation? –> In London
- Go to + place/ to + place: Where is the Sales departments? –> Go up to the thir floor; To the thir floor
- Cụm trạng từ chỉ nơi chốn: Where is the theater? –> It’s infront of bus station
- Câu trả lời không có nơi chốn cụ thể: Where is the annual budget report? –> Anna took it early this morning
1.3 Cấu trúc trả lời với câu hỏi who
- Tên riêng: Who has been invited to the banquet? –> Mrs. Anna
- Vị trí công việc: Who is in charge of the Marketing Department now? –> the former Sales director
- Tên công ty hoặc phòng ban: Who has designed the new office building? –> The Design – House company
- Đại từ cá nhân: Who has the annual budget report? –> I do
- “I don’t know type”: Who will be in charge of the project? –> it hasn’t been decided yet.
1.4 Cấu trúc trả lời với câu hỏi How
- Số lượng(quantities): How much is this stapler? –> 1 dollar
- Khoảng thời gian(duration of time): How long have you been there? –> 3 years
- Mốc thời gian (point of time): How can you deliver the item? –> Next Monday
- Giải thích về việc gì đó (Explanation of how things were done/ are done): How did you fix that phone so quickly? –> My brother is a repairman
1.5 Cấu trúc câu trả lời với câu hỏi Why
- To + V (để diễn đạt mục đích/ ý định): Why are you going to London on Monday? –> To help open our new branch
- Because/ Due to/ For: Why are you doing so late this evening? –> Because I have to finish this project.
- Bỏ từ “Because”: Why đi we change our office supplier? –> Their deliveries were always late.
- Diễn giải/ diễn đạt ý kiến cá nhân (để giải thích cho câu hỏi why … not): Why is not this laptop working? –> I think there is a problem with the OS
1.6 Cấu trúc câu trả lời với câu hỏi What
- Danh từ chỉ thời gian, loại hình, màu sắc cho câu hỏi: what time/ what kind of/ what color… What time will the bus arrive? –> Six o’clock
- Mệnh lệnh (imperatives) để trả lời cho câu dạng what should I do … What should I do with this package? –> give it to the manager
- Ý kiến cá nhân (Personal opinions) để trả lời cho câu hỏi what do you think of / what’s your opinion …? What’s your opinion about this issue? –> I think, may be something wrong in our procedure.
- Tân ngữ của ngoại động từ: What did you buy yesterday? –> Office supplies
1.7 Cấu trúc câu trả lời với câu hỏi dạng yes/no
- Yes/No + S: chủ ngữ phải liên quan đến nội dung của câu hỏi
- Yes + thông tin thêm cho nội dung trong câu hỏi
- No + thông tin giải thích tại sao nội dung trong câu hỏi không đúng
- Không trả lời trực tiếp yes/no mà trả lời gián tiếp
1.8 Cấu trúc câu trả lời với câu hỏi dạng: Tag question và câu hỏi phủ định
Đây là dạng câu hỏi dễ nhất trong part 2. Bạn chỉ cần chọn đáp án có chứa Yes hay No trong câu trả lời
- Yes/No không quan tâm đến dạng câu được hỏi
- Yes/No + thông tin thêm
Mẹo thi TOEIC Part2 #2: Câu trả lời gián tiếp
Cùng trong Part 2 nhưng càng về sau, mức độ khó của câu hỏi cũng tăng dần. Câu trả lời sẽ không trả lời trực tiếp cho câu hỏi mà sẽ gián tiếp hơn. Như hỏi “Có/Không” thì không phải lúc nào cũng luôn bắt đầu với Có hoặc Không; hỏi thời gian thì sẽ luôn nhận được thời gian. Đôi khi câu đúng sẽ là những câu trả lời gián tiếp hoặc là những câu mang tính chất hỏi ngược lại người hỏi.
Lắng nghe kĩ nội dung của câu hỏi và câu trả lời, xét xem chúng có hợp văn cảnh hay không, không nên vội vàng nghe được 1 từ keyword rồi chọn luôn, vì rất có thể đây là bẫy.
Trong lúc luyện tập, bạn có thể luyện khả năng tốc ký để làm quen với các dạng câu hỏi này. Tốc ký ở đây chính là ghi nhanh xuống nội dung của câu hỏi và câu trả lời, bạn càng luyện tập nhiều thì khả năng nhớ của bạn sẽ nâng cao lên, và đến một ngày nào đó bạn sẽ không cần phải tốc ký nữa mà vẫn nhớ được hết nội dung của câu hỏi và câu trả lời.
Mẹo thi TOEIC Part2 #3: Tránh bẫy về từ đồng âm - khác nghĩa
Từ đồng âm khác nghĩa là một bẫy khá hay gặp trong phần 2 của đề thi TOEIC.
Khi nghe các bạn sẽ thấy các từ nghe được trong câu hỏi và đáp án na ná giống nhau, nhiều bạn lơ là, không để ý dễ dẫn đến việc chọn sai đáp án.
Để không bị “mắc bẫy” các bạn hãy trau dồi cho nguồn vốn từ của mình bằng cách luyện nghe các cặp từ đồng âm hay gặp trong bài thi TOEIC để “cảnh giác” với chúng, một số từ đồng âm hay gặp:
- bank (ngân hàng) / bank (bờ sông)
- book (quyển sách) / book (đặt chỗ)
- way (con đường) / weigh (cân)
- wait (chờ đợi) / weight (trọng lượng)
- break (làm vỡ) / brake (phanh lại)
- weak (yếu) / week (tuần lễ)
- meet (gặp gỡ) / meat (thịt)
- whole (toàn bộ) / hole (cái lỗ)
- board (cái bảng) / bored (buồn chán)
- principle (nguyên lý) / principal (chủ yếu)
- store (cửa hàng)/ store (lưu trữ)
Mẹo thi TOEIC Part2 #4: Tránh bẫy về các từ phát âm gần giống nhau nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Ex: Do you know where the payroll department is?
(A) I'm sure it'll pay off someday.
(B) The department store is 2 blocks away from here.
(C) On the second floor
Bẫy: Từ ‘pay roll’ và ‘pay off’ được phát âm khá giống nhau nên trong trường hợp chúng ta nghe không rõ được nội dung, khả năng chúng ta sẽ bị mắc bẫy về từ khác âm khác nghĩa này rất cao.
Để không bị “mắc bẫy” các bạn hãy trau dồi cho nguồn vốn từ của mình bằng cách luyện nghe các cặp âm giống nhau và hay nhầm lẫn:
- higher (cao hơn) / hired (được thuê)
- probably (có lẽ) / properly (một cách thích đáng)
- adapt (thích nghi) / adopt (tiếp nhận và sử dụng)
- from (từ) / form (hình thành)
- lose (làm mất, thua) / loose (lỏng lẻo)
- price (giá tiền) / prize (giải thưởng)
- reply (trả lời) / rely (dựa vào)
- chef (đầu bếp) / chief (người đứng đầu)
Mẹo thi TOEIC Part2 #5: Tránh bẫy về câu hỏi và đáp án cùng đề cập một chủ đề nhưng lại không liên quan đến nhau.
Ex:It's going to take a long time to clean the garage.
A. For about 3 years.
B. Do you need any help?
C. Yes, it's very clean.
Nếu bạn chỉ nghe được cụm “take a long time” thì khi nghe đáp án chỉ có đáp án A nhắc đến 3 năm và liên quan đến thời gian dài, và nếu chúng ta suy nghĩ theo hướng đó thì khả năng chúng ta sẽ dính bẫy rất cao. Trên thực tế đáp án đúng của câu trên là B.
Bạn cần lưu ý:
- Thông thường, nếu trong câu trả lời lặp lại y nguyên từ trong câu hỏi thì đáp án đó sai.
- Không nên chỉ nghe key word mà cần phân tích nội dung câu hỏi và câu trả lời dựa trên từ để hỏi.
Mẹo thi TOEIC Part2 #6: Lắng nghe kỹ thì động từ của câu hỏi.
Ex: How much will it cost to landscape this area?
A. It took less than a week.
B. I hired Johnson's Landscaping.
C. About $8000.
Thì trong câu hỏi là tương lai nên câu trả lời nằm về quá khứ là chắc chắn không thể đúng. Chúng ta sẽ không bao giờ chọn một câu trả lời cho việc xảy ra ở tương lai cho một câu hỏi về hoạt động trong quá khứ đúng không nào. → Chọn C.
Bạn cần lưu ý: Có rất nhiều câu hỏi ở phần 2 chỉ cần chúng ta nghe được thì của câu hỏi thì việc lựa chọn đáp án sẽ dễ dàng hơn.
Mẹo thi TOEIC Part2 #7: Chọn câu trả lời có nội dung là "Tôi không biết" thì 99% là đúng
Ex: How much did the lunch cost?
(A) No, thank you, I'm already full.
(B) At the Spanish restaurant.
(C) I don't know. Bill took care of it.
Bẫy: Câu hỏi sử dụng “How much” tức là hỏi về giá –> đáp án đúng sẽ là đáp án C.
Bạn cần lưu ý: Thông thường các câu trả lời mang nghĩa chung chung như:
- I don’t know
- I have no idea
- I don’t have any clue
- I haven’t heard of it
- It hasn’t been decided yet
- We are not quite sure yet
- They didn’t say anything about it
- Beats me
- How would I know?
thì bạn có thể chọn ngay vì 99% trường hợp câu hỏi nào có lựa chọn này thì lựa chọn này là đáp án đúng! (sẽ luôn đúng cho các câu hỏi Wh – question). Tuy nhiên, để chắc chắn, bạn nên xét nghĩa câu hỏi và cân nhắc các đáp án khác nữa nhé!
Một số bẫy trong part 2:
- Câu trả lời không liên quan đến từ để hỏi.
- Câu trả lời không trả lời trực tiếp cho câu hỏi mà là câu trả lời gián tiếp.
- Câu trả lời chứa từ đồng âm, khác nghĩa.
- Câu trả lời có chứa từ phát âm gần giống nhau nhưng nghĩa hoàn toàn khác.
- Câu trả lời và đáp án cùng chủ đề nhưng không liên quan đến nhau.
- Thì của câu trả lời không khớp với thì của câu hỏi.
- Câu hỏi dạng “wh-question” nhưng câu trả lời dạng yes/no.
- Câu trả lời “tôi không biết” luôn đúng.