Part 5 : Điền vào chỗ trống

Tip làm bài - 27/04/2021

Part 5 : Điền vào chỗ trống

Phương pháp làm Part 5:

  • Khi làm Part 5 là nên nhìn trước và sau chỗ trống để xác định được từ loại của vị trí cần điền. Nếu câu này thuộc dạng từ loại hoặc giới từ thì chúng ta có thể chọn được luôn đáp án mà không cần biết nội dung của câu đó.
  • Nếu không xác định được đáp án thì chúng ta xem lại câu có thuộc cấu trúc nào không. Nếu vẫn không tìm được đáp án thì trường hợp còn lại – câu hỏi rơi vào dạng Meaning, chúng ta phải dịch nghĩa để tìm đáp án đúng.

Các dạng câu trong part 5

  • Nghĩa của từ - meaning.
  • Giới từ.
  • Từ loại.
  • Từ nối và Mệnh đề trạng ngữ.
  • Câu hỏi về đại từ quan hệ.
  • Câu hỏi về Đại từ/ Đại từ phản thân/ Tính từ sở hữu.

Tổng quan:

Part 5 là phần đầu tiên trong bài TOEIC reading, gồm 30 câu chắc nghiệm (từ 101 – 130) nhằm kiểm tra khả năng đọc hiểu và kiến thức ngữ pháp. Vì vậy các bạn phải nắm vững nhiều mảng kiến thức về từ vựng, các thì, từ nối, loại từ, mệnh đề quan hệ,…mới có thể vượt qua phần này.

Phân bổ thời gian làm bài:

Với những câu hỏi ngắn và không yêu cầu tổng hợp thông tin thì Part 5 được đánh giá là “dễ nhai” hơn Part 7 rất nhiều. Vì vậy, các bạn cần phải biết phân bổ thời gian làm bài hợp lý để không mất quá nhiều thời gian cho phần này.

Bạn nên phân bổ thời gian như sau:

- 10s/câu đối với các câu dễ: Các bạn đừng mất nhiều thời gian để suy nghĩ những câu này, chỉ cần nắm rõ những điểm sau là nhìn vào ra ngay đáp án:

  • Nếu câu trả lời có 4 đáp án cùng 1 gốc từ ⇒ xác định ngay loại từ, cách chia động từ đúng là ra ngay.
  • Nhớ kỹ công thức câu kinh điển trong tiếng Anh: S + V + O.

- 30s/câu với các câu khó hơn: Sau khi xử lý xong những câu dễ, các bạn trở lại với những câu khó.

- CÂU NÀO KHÓ QUÁ HÃY BỎ QUA!: Nghĩa là hãy dựa vào phán đoán của bạn để chọn đại một đáp án bạn cho là chính xác nhất. Nếu chắc chắn không thể làm được câu đó, việc bạn dừng lại quá lâu sẽ làm mất thời gian dành cho các câu khác dễ hơn.

Mẹo thi TOEIC Part5 #1: Chọn đáp án đơn thuần bằng cách dựa vào ngữ nghĩa (Nghĩa của từ).

Đặc điểm: Thông thường, các câu hỏi từ vựng TOEIC Part 5 là những câu có các đáp án A,B,C,D là những từ hoàn toàn khác nhau, không thuộc cùng một họ từ (family words) nhưng có thể là giống về tiền tố, hậu tố, hay các từ viết gần giống nhau.

Cách làm:

  • Với dạng câu hỏi này thì cách duy nhất là ta phải biết hoặc đoán nghĩa các từ hoặc nhìn trong câu xem có cụm nào hay đi với nhau không.
  • Các bạn nên bổ sung vốn từ vựng/ cụm từ vựng (collocations) càng nhiều càng tốt . Collocations hiểu nôm na đó chính là những từ được kết hợp với nhau để tạo thành một cụm từ có ý nghĩa và thường được dùng trong cuộc sống hàng ngày. Lưu ý là các bạn học được càng nhiều Collocations càng tốt vì đây là phần rất quan trọng trong bài thi TOEIC.
  • Cấu trúc của Collocations:
Từ loại Cấu tạo cụm collocation
Danh từ (N) N + N: danh từ + danh từ
N + prep (preposition): danh từ + giới từ
Prep + N + prep: giới từ +danh từ + giới từ
Tính từ (Adj) Adj + N: tính từ + danh từ
Adj + preposition: tính từ + giới từ
Động từ V + Adv: động từ + trạng từ
V + N: động từ + danh từ
V + preposition: động từ + giới từ
Adv Adv + Adj: trạng từ + tính từ
Adv + V: trạng từ + tính từ

Khi các bạn lấy được cụm Collocation thì nên ghi vào vở học kèm theo nghĩa và các tình huống sử dụng của cụm từ đấy.

Mẹo thi TOEIC Part5 #2: Chọn giới từ thích hợp (prepositions).

Đặc điểm: Khi bạn nhìn vào 4 đáp án mà toàn thấy giới từ thì nghĩa là câu hỏi đang muốn kiểm tra bạn về các giới từ.

Cách làm: Phần này cũng không có cách nào khác ngoài việc học thuộc các giới từ và các cụm hay đi với nhau Sau đây là 25 giới từ cực kỳ thông dụng trong đề thi TOEIC:

  • of (của)
  • in (trong)
  • to (đến)
  • for (dành cho)
  • with (với)
  • on (trên)
  • at (ở / tại)
  • from (từ)
  • by (bởi)
  • about (về)
  • as (như)
  • into (vào trong)
  • like (như)
  • through (xuyên qua / thông qua)
  • after (sau)
  • over (hơn)
  • between (giữa)
  • out (ra ngoài)
  • against (ngược lại với)
  • during (trong thời gian)
  • without (không có)
  • before (trước)
  • under (dưới)
  • around (xung quanh)
  • among (giữa)
  • due to (bởi vì)
  • except for (ngoại trừ)
  • according to (theo)
  • instead of (thay vì)

Tuy nhiên, câu chuyện về giới từ vẫn chưa kết thúc ở đây. Nếu bạn để ý, giới từ không thể dịch lúc nào cũng giống nhau được. Vì vậy, để điền được đúng giới từ, bạn cần để ý đến danh từ / động từ / tính từ đứng trước nó, bởi vì mỗi từ sẽ đi kèm với một giới từ khác nhau (collocations).

Một số tính từ và giới từ luôn đi kèm với nhau:

  • afraid of
  • angry at
  • aware of
  • capable of
  • careless about
  • familiar with
  • fond of
  • happy about
  • interested in
  • jealous of
  • made of
  • made from
  • married to
  • proud of
  • similar to
  • sorry for
  • sure of
  • tired of
  • worried about

Một số danh từ và giới từ luôn đi kèm với nhau:

  • approval of
  • awareness of
  • belief in
  • concern for
  • confusion about
  • desire for
  • fondness for
  • grasp of
  • hatred of
  • hope for
  • interest in
  • love of
  • need for
  • participation in
  • reason for
  • respect for
  • success in

Một số động từ và giới từ luôn đi kèm với nhau:

  • apologize for
  • ask for
  • belong to
  • care for
  • hear of
  • know about
  • pay for
  • prepare for
  • speak of
  • study for
  • talk about
  • think about
  • think of
  • worry about

Mẹo thi TOEIC Part5 #3: Word form – từ loại

Đây là phần gỡ điểm, khi gặp những câu dạng này chỉ cần chọn đáp án luôn. Câu hỏi chủ yếu thuộc các phần ngữ pháp sau:

Prep + N/V-ing: sau giới từ là danh từ hoặc V-ing.

a/the + (adv + adj + N) = a/the + N phrase: Trước danh từ là tính từ, trước tính từ là trạng từ. Ở đây người ta có thể bỏ trống hoặc adv, hoặc adj để mình chọn từ loại điền vào chỗ trống.

To be + adv + V-ed / V-ing: Thực ra ở đây Present Participle (hay V-ing) hoặc Past Participle (Hay còn gọi V-ed) đóng vai trò làm tính từ, trước tính từ ta cần 1 trạng tư bổ nghĩa cho tính từ đó. Trong câu, V-ing là tính từ mang nghĩa chủ động: gây ra, đem lại. Còn V-ed mang nghĩa bị động. Khi làm câu dạng này ta phải đặt ra câu hỏi: “ing hay ed?” tương đương với việc ở đây ta cần 1 tính từ mang nghĩa chủ động hay bị động?

adv + Verb hoặc Verb + adv: Xung quanh động từ ta cần 1 trạng từ bổ nghĩa, tuy nhiên không phải lúc nào trạng từ cũng đứng sau động từ mà đôi khi trạng từ có thể đứng trước động từ.

Các động từ khởi phát (Causative Verbs): Các bạn cần nhớ hai cấu trúc chủ động và bị động.

  • Loại câu chủ động: S + Make, Have, Let + Sb + Do something.
  • Loại 2: bị động: S + Causative Verb + O + Past Participle.

Câu điều kiện

Loại Công thức Cách sử dụng
0 If + S1 + V1(s,es - hiện tại đơn), S2 + V2(s,es - hiện tại đơn)/câu mệnh lệnh Điều kiện diễn tả thói quen, sự thật hiển nhiên
1 If + S1 + V1(s,es - hiện tại đơn), S + Will/Can/shall…… + V (nguyên thể) Điều kiện có thể xảy ra ở hiện tại ở tương lai
2 - Công thức 1: If + S1 + were + …, S2 + would/ could + V2 (nguyên thể)
Dạng rút gọn: Were + S1 + …, S2 + would/ could + V2 (nguyên thể)
- If + S1 + V1 (quá khứ đơn), S2 + would/ could + V2 (nguyên thể)
Dạng rút gọn: Were + S1 + to V (của V1), S2 + would/ could + V2 (nguyên thể)
Điều kiện không có thật ở hiện tại
3 If + S1 + had + Ved/ VII, S2 + would/ could + have + Ved/ VII
Dạng rút gọn: Had + S1 + Ved/ VII, S2 + would/ could + have + Ved/ VII
Điều kiện không có thật trong quá khứ

Mẹo thi TOEIC Part5 #4: Từ nối và mệnh đề trạng ngữ

Từ nối và Mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian: loại câu hỏi này ta cần đọc hiểu để suy ra mối quan hệ giữa 2 vế sau đó lựa chọn từ cần điền thích hợp.

  • Từ nối: For, and, nor, but, or, yet, so.
  • Mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian: Before, after, since, until, once/as soon as, as/when, while.

Liên từ tương quan: both…and, either…or, neither…nor, not only…but also, would rather…than, no sooner…than, whether…or, hardly…when. Loại này không khó, chỉ cần xem qua câu và chỗ trống, sau đó xem đáp án là có thể điền được từ nối còn lại.

Mẹo thi TOEIC Part5 #5: Câu hỏi về Đại từ quan hệ

Đặc điểm: Là dạng câu hỏi xác định chỗ trống là: Who, whom, which, what hay whose.

Cách làm: Khi làm loại này cần lưu ý từ loại của chỗ trống cần điền là gì? Cần một chủ ngữ hay tân ngữ? Hay là sở hữu?…

5.1 Who

- Làm chủ từ trong mệnh đề quan hệ, thay thế cho danh từ chỉ người.

- Cấu trúc câu: ….. N (person) + WHO + V + O.

5.2 Whom

- Làm túc từ cho động từ trong mệnh đề quan hệ, thay thế cho danh từ chỉ người.

- Cấu trúc:…..N (person) + WHOM + S + V.

5.3 Which

- Làm chủ từ hoặc túc từ trong mệnh đề quan hệ, thay thế cho danh từ chỉ vật.

- Cấu trúc

    ….N (thing) + WHICH + V + O.
    ….N (thing) + WHICH + S + V.
5.4 That

Mệnh đề quan hệ xác định: Là mệnh đề cần phải có trong câu, nếu bỏ đi mệnh đề chính sẽ không có nghĩa rõ ràng. Đối với loại câu này, đại từ quan hệ làm tân ngữ có thể được bỏ đi. Ta có thể dùng từ that thay thế cho who, whom, which…

Mệnh đề quan hệ không xác định: Trước và sau mệnh đề này phải có dấu (,). Trường hợp này ta KHÔNG ĐƯỢC dùng từ “that” thay thế cho who, whom, which và không được bỏ đại từ quan hệ trong mệnh đề này.

Trường hợp bắt buộc dùng that và không được dùng that:

- Trường hợp phải dùng that: sau một danh từ hỗn hợp (vừa chỉ người, vừa chỉ vật hoặc đồ vật).

  • Sau đại từ bất định.
  • Sau các tính từ so sánh nhất, ALL, EVERY, VERY, ONLY.
  • Trong cấu trúc It + be + … + that … (chính là …).

- Trường hợp không dùng that: mệnh đề có dấu (,), ĐTQH có giới từ đứng trước. Lưu ý: giới từ chỉ đứng trước whom và which, không đứng trước who và that.

5.5 Whose

- Đại từ dùng để chỉ sở hữu cho danh từ chỉ người hoặc vật, thường thay cho các từ: her, his, their, hoặc hình thức 's

- Cấu trúc…..N (person, thing) + WHOSE + N + V ….

Mẹo thi TOEIC Part5 #6: Câu hỏi về Đại từ

Đặc điểm: 4 đáp án sẽ là các loại đại từ để bạn lựa chọn.

Cách làm câu hỏi về đại từ: Để xác định được nên chọn đại từ nào, bạn cần dựa vào các từ xung quanh:

- Nếu chỗ trống đứng trước động từ chia thì → chỗ trống là chủ ngữ: Chọn đại từ đóng vai trò chủ ngữ he, she, it, they.

- Nếu chỗ trống đứng sau động từ chia thì → chỗ trống là tân ngữ:

  • Chọn đại từ đóng vai trò tân ngữ him, her, it, them.
  • Chọn đại từ phản thân himself, herself, itself, themselves nếu chủ ngữ thực hiện hành động lên chính mình.

- Nếu chỗ trống đứng trước danh từ → chỗ trống phải bổ nghĩa cho danh từ: Chọn tính từ sở hữu his, her, its, their.

- Nếu chỗ trống đứng sau danh từ khác: Chọn đại từ phản thân himself, herself, itself, themselves.

- Nếu chỗ trống đứng sau giới từ by và sau chỗ trống không có danh từ: Chọn đại từ phản thân himself, herself, itself, themselves.

- Nếu chỗ trống đứng sau giới từ khác by:

  • Chọn đại từ đóng vai trò tân ngữ him, her, it, them.
  • Chọn đại từ phản thân himself, herself, itself, themselves nếu chủ ngữ thực hiện hành động lên chính mình.

- Riêng các đại từ sở hữu his, hers, its, theirs có thể đứng ở bất kỳ vị trí nào (trừ vị trí trước hoặc sau danh từ). Nếu trong đáp án có đại từ sở hữu, bạn chỉ cần xét thêm về nghĩa của câu.

  • Vai trò chủ ngữ: Her bag is expensive but his is not = Cái túi xách của cô ấy thì đắt, nhưng cái của anh ấy thì rẻ.
  • Vai trò tân ngữ: She loves her job but he hates his = Cô ấy yêu thích công việc của cô ấy, nhưng anh ấy thì ghét (công việc) của anh ấy.

Mẹo thi TOEIC Part5 #7: Tránh các bẫy phổ biến trong Part 5

7.1 Các bẫy về thời thì

Thì hiện tại đơn dùng để nói về lịch trình, thời gian biểu ⇒ Mẹo tránh bẫy:

  • Khi nói về lịch trình (tàu, xe, máy bay…), thời gian biểu hay các sự việc chắc chắn sẽ xảy ra theo lịch trình có sẵn, thì dù sự việc đó xảy ra trong tương lai gần (ngày mai, chiều mai,..), ta vẫn dùng thì Hiện tại đơn.
  • Nắm vững dấu hiệu nhận biết và cách dùng thì Hiện tại đơnTương lai đơn.

Thì Hiện tại tiếp diễn diễn tả các hành động đã được lên kế hoạch từ trước ⇒ Mẹo tránh bẫy:

  • Thì Hiện tại tiếp diễn không chỉ dùng để nói về sự việc đang xảy ra, mà còn diễn tả các hành động đã được lên kế hoạch từ trước.
  • Nắm vững dấu hiệu nhận biết và cách dùng thì Hiện tại tiếp diễn.

Dùng thì tương lai cho sự suy đoán ⇒ Mẹo tránh bẫy:

  • Để tránh bẫy này, bạn nên nhớ mẫu câu sau: S + think/predict/be sure/expect that + S + V (future simple).
  • Nắm vững dấu hiệu nhận biết và cách dùng các thì tương lai.
7.2 Bẫy về thể giả định theo sau là chủ từ số ít
Để tránh bẫy này, ta cần nhớ cấu trúc của câu giả định sau đây:
  • Câu giả định của động từ: S1 + suggest/ recommend/ request/ ask/ require/ demand/ insist… + S2 + (should) + V (nguyên thể).
  • Câu giả định của tính từ: It + be + crucial/ vital/ essential/ mandatory/ necessary/… + (that) + S + (should) (not) + V (nguyên thể).
7.3 Bẫy về phân biệt Tính từ và Phân từ
Mẹo tránh bẫy: cần lưu ý 3 loại tính từ với ý nghĩa sử dụng khác nhau
  • Tính từ thường: useful, beautiful, special, handsome … ⇒ sử dụng nếu từ cần điền chỉ tính chất, trạng thái.
  • Ved/ VII: ⇒ mang hàm nghĩa bị động, chịu sự tác động từ bên ngoài.
  • Ving: chỉ bản chất, sự việc gây ra hành động.
  • Ôn tập nắm vững kiến thức về Tính từ và Quá khứ phân từ & Hiện tại phân từ.

7.4 Bẫy về Từ gần âm

Mẹo tránh bẫy:

- Trong tiếng Anh có một số cặp từ gây nhầm lẫn bởi chúng được phát âm gần giống hoặc giống nhau nhưng lại mang ý nghĩa và cách dùng hoàn toàn khác nhau.

- Ghi nhớ sự khác nhau của các cặp từ gần âm khác nghĩa, tiêu biểu như:

accept (v): chấp nhận except (v): ngoại trừ
affect (v): gây ảnh hưởng effect (n): sự ảnh hưởng
hard (adj): khó, chăm chỉ hardly (adv): hiếm khi
lose (v): đánh mất loose (adj): rộng, lỏng lẻo
site (n): vị trí sight (n): tầm nhìn
conclude (n): kết luận include (v): bao gồm
Adverse (bất lợi) Averse (chống lại)
Advice (lời khuyên) Advise (khuyên răn)
Assent (sự đồng ý) Ascent (sự đi lên)
Brake (thắng, phanh xe) Break (sự đổ vỡ)
Complement (bổ sung) Compliment (khen ngợi)
Principal (hiệu trưởng) Principle (chính)

7.5 Bẫy về Câu đảo ngữ

Mẹo tránh bẫy:

- Cần chú ý cấu trúc câu đảo ngữ chứa những trang từ: never (không bao giờ), rarely (hiếm khi), seldom (hiếm khi).

- Cấu trúc đảo ngữ của câu điều kiện:

  • Câu điều kiện loại 1: If-clause = Should + S + V …
  • Câu điều kiện loại 2: If-clause = Were S + to-V/Were + S …
  • Câu điều kiện loại 3: If-clause = Had + S + V3
7.6 Bẫy về sự đồng thuận giữa chủ ngữ và động từ
Mẹo tránh bẫy: cần nắm vững nguyên tắc chia động từ
- Chia động từ số ít (is/ was/ has/ Vs, es) khi chủ ngữ là:
  • Danh từ đếm được số ít.
  • Danh từ không đếm được.
  • One of the + N (đếm được số nhiều).
  • Danh động từ (Ving).
  • Đại từ bất định.
  • Each, every + N (đếm được số ít).
  • The number of + N (đếm được số nhiều).
  • Much, little, a little, a great deal of, a large amount of + N (không đếm được).
  • Ngôi thứ 3 số ít: he/ she/ it.
- Chia động từ số nhiều (are/ were/ have/ V) khi chủ ngữ là:
  • Danh từ đếm được số nhiều.
  • The + adj (đại diện cho nhóm người, tầng lớp người).
  • A number of + N (đếm được số nhiều).
  • A and B.
  • Both A and B.
  • Few, a few, many, several, several of, a variety of + N (đếm được số nhiều).
  • Ngôi thứ hai: you/ we/ they.

- Dạng đặc biệt

  • Some, some of, a lot of, lots of, all + N (không đếm được) ⇒ chia động từ dạng số ít.
  • Some, some of, a lot of, lots of, all + N (đếm được số nhiều) ⇒ chia động từ dạng số nhiều.
  • A + giới từ + B ⇒ chia động từ theo A.
  • Either A or B, Neither A nor B ⇒ chia động từ theo B.

Một số bẫy trong part 5:

  • Các bẫy về thời, thì.
  • Thế giả định theo sau là chủ từ số ít.
  • Tính từ và phân từ.
  • Từ gần âm.
  • Đảo ngữ.
  • Sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ.